Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.
Theo giải thích của Bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy – TT Dinh dưỡng TP.HCM, khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa, hàm răng dưới sẽ có 2 chiếc răng cửa đầu tiên, nhô lên. Các mẹ sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên như là sốt nhẹ, thân nhiệt từ 37-38 độ. Ngoài ra còn các dấu hiệu khác kèm theo như tiết bọt nhiều, thích mút tay, thích cắn vật cứng, trẻ bị tiêu chảy nhẹ.
Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột, bệnh chảy máu răng trẻ em.
bé sốt khi mọc răng 3
Rút kinh nghiệm từ việc nuôi đứa con đầu lòng, đến đứa con thứ hai, chị Lê Thị Huế, ở Nghĩa Tân, Hà Nội đã có cách chăm sóc riêng khi bé mọc răng. Chị chia sẻ: trong thời gian bé mọc răng, tôi thường cho thức ăn thật mềm, hơi loãng. Nếu bé ăn ít, tôi sẽ cho con ăn thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Vì đây là những thức ăn mà bé mọc răng ưa thích mà còn là cách giảm thiểu sự đau đớn khi mọc răng”, răng hàm của bé có thay không.
Để bé có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh, rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo; đặc biệt thực đơn luôn thay đổi sẽ giúp bé thích thú với việc ăn hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bé yêu trong thời kỳ mọc răng.
Hướng dẫn cách dùng lá hẹ tươi giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng
Hôm nay, mẹ Hip muốn chia sẻ kinh nghiệm cực hay, cực ‘hot’ dành cho mẹ nào đang nuôi bé ở thời kỳ trong cữ nhé!
Tối hôm đó, khi mình đưa con từ nhà bà ngoại về nhà (nhà bà ngoại chỉ cách nhà có một dãy nhà tập thể nên ban ngày ở nhà ngoại tối cả nhà lại lỉnh kỉnh đồ về nhà ngủ) thì gặp một chị hàng xóm. Đang chờ ông xã mở cửa, chị hỏi thăm chuyện sức khỏe của bé:
– “Trộm vía, bé con nhà mình trông yêu thế! Đêm bé ngủ ngoan lắm phải không? Chị ở bên cạnh mà chẳng nghe thấy tiếng khóc gì cả. Thế bé được mấy tháng rồi, mọc răng chưa?”.
– “Bé nhà em được 3 tháng 9 ngày rồi. Mai là cháu tròn 3 tháng 10 ngày đấy chị à. Trộm vía, trong cữ bé con nhà em không quấy khóc nhiều, không biết hết cữ có thay nết không nữa”.
– Chẳng sợ đâu em à, bé cứ ăn ngoan ngủ ngoan sẽ không quấy khóc đâu. Mà mai bé đủ 3 tháng 10 ngày, em muốn con mọc răng không bị sốt nhớ lấy lá hẹ tươi (bé trai thì bảy lá, bé gái thì 9 lá) rửa sạch bằng nước sôi để nguội rồi giã nát lấy nước cốt, dùng ngón tay hoặc chiếc khăn của bé chấm nước lá hẹ đó rồi bôi lên hai lợi của bé. (bôi đi bôi lại khoảng 7 – 9 lần). Mùi lá hẹ hơi hắc có thể bé sẽ khóc nhưng cố trà lên lợi cho bé nhé, chỉnh nha trẻ em.