Bị sâu răng uống thuốc gì để điều trị?

00:06 Add Comment

Thưa bác sỹ nha khoa KIM. Em đang bị sâu răng, em muốn hỏi bác sĩ có thể chữa sâu răng bằng cách uống thuốc được không hay bị sâu răng uống thuốc gì để có thể điều trị được? Cảm ơn bác sỹ. (Thanh Ngọc – Đồng Nai).

Trả lời :
Chào bạn Thanh Ngọc !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Bị sâu răng uống thuốc gì để điều trị” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
Bài viết liên quan:
>> sâu răng nên nhổ hay trám
>> răng sâu tự lành

Sâu răng là tình trạng các mô răng bị phá hủy, dẫn đến tình trạng đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Bệnh sâu răng chủ yếu do vi khuẩn có tên Streptococus Mutans gây nên. Vi khuẩn này sẽ tác dụng vào các chất đường, tinh bột có trong mảng bám cao răng và tạo ra axit. Chính axit là nguyên nhân trực tiếp tạo ra các lỗ sâu trên răng khi hòa tan các mô răng.

Thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A , fluor là những nguyên liệu rất cần thiết cho cấu tạo răng, khoáng hóa răng và giúp răng mọc đúng vị trí cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng.

Ban đầu sâu răng không có biểu hiện gì rõ nét, răng chỉ chuyển màu và không đau nhức. Dần dần, khi các mô răng bị phá hủy sẽ tạo ra các lỗ sâu kèm theo các cơn đau nhức kéo dài, thậm chí có thể gây viêm tủy, mất răng và tiêu xương hàm.

Bị sâu răng uống thuốc gì để điều trị nhanh nhất?Bệnh sâu răng chủ yếu do vi khuẩn gây nên

Bị sâu răng uống thuốc gì để điều trị?


Có hai loại thuốc cơ bản mà nha sỹ thường kê toa để bệnh nhân điều trị tại nhà là thuốc giảm đau răng và kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cũng như hạn chế viêm nhiễm.

– Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin)

– Phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronidazol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.

Các loại thuốc sẽ là giải pháp phối kết hợp với việc điều trị lỗ sâu. Thông thường, khi bị sâu răng, bạn sẽ được các nha sỹ nạo sạch vết sâu và hàn trám lỗ sâu. Thao tác làm sạch vết sâu này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh, giảm tình trạng đau nhức. Vật liệu trám sẽ giúp tạo hình cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại.

Tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được các bác sỹ xác định tình trạng sâu răng cụ thể, từ đó có cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc uống khi không có sự chỉ định của bác sỹ. Chỉ sau khi thăm khám cụ thể thì các biện pháp điều trị mới có hiệu quả cao. Trong thời gian này, bạn cố gắng vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể súc miệng với nước muối loãng để hạn chế viêm nhiễm và giảm đau tạm thời. Nên bổ sung thêm các loại vitamin như C, D, A, canxi để tăng cường sức để khác, làm cho răng chắc khỏe hơn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề sâu răng uống thuốc gì, nếu còn thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 19006899 để được tư vấn.

Cách chữa răng nứt hiệu quả là gì?

23:56 Add Comment
Cách chữa răng nứt hiệu quả là gì?


Nứt răng là trường hợp không hề hiếm gặp, có thể do va chạm mạnh gây nên nếu không khắc phục có thể mất răng. Nha khoa quận Tân Phú - Nha Khoa KIM xin chia sẻ đến bạn cách khắc phục hiệu quả nhất cho trường hợp này.



Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Cách chữa răng bị nứt nào hiệu quả nhất? của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.

Răng bị nứt không chỉ gây đau nhức mà còn là khiến thức ăn giắt vào bên trong mà không thể làm sạch, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn phát sinh gây bệnh. Đa phần răng nứt vỡ đều có thể phục hình bằng nhiều phương pháp làm răng thẩm mỹ khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp răng bị nứt vỡ quá mức khiến chân răng lung lay thì tốt nhất nên nhổ bỏ để loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra.

Cách chữa răng bị nứt nào hiệu quả nhất?

Nha khoa quận Tân Phú - Nha Khoa KIM
Nha khoa quận Tân Phú - Nha Khoa KIM

Trước kia, hàn trám răng cũng được thực hiện để hỗ trợ điều trị nứt răng. Tuy nhiên, vật liệu trám dễ có độ bám dính không cao, dễ bị bong bật khi ăn nhai hoặc có kích thích, do đó, phương pháp này không phải là giải pháp hiệu quả, đặc biệt với những vết nứt lớn, sâu.

Cách chữa răng bị nứt nào hiệu quả nhất?
Cách chữa răng bị nứt tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện chính là bọc răng sứ. Đây là giải pháp hiệu quả nhất có thể bảo tồn được răng thật và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Trước khi bọc chụp, nha sỹ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, vệ sinh sạch sẽ và điều trị bệnh lý nếu có. Với những vết răng sâu thì việc nạo sạch là điều cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh.

>>Thông tin hữu ích: Nha Khoa Đồng Nai nào đáng tin cậy để chăm sóc răng miệng

Bọc răng sứ sử dụng một mão sứ chế tạo theo dấu răng bọc chụp toàn bộ phần thân răng thật từ mặt nhai cho đến viền chân răng. Chính bởi yếu tố bảo vệ toàn bộ răng thật mà lực nhai hay các tác động bên ngoài không làm ảnh hưởng đến phần răng thật bên trong. Chỗ răng bị nứt vỡ sẽ được phục hình bằng một mão sứ có độ bền chắc cao, đặc biệt nếu thực hiện với răng sứ không kim loại theo công nghệ CT 5 chiều thì độ bền chắc có thể lên tới 20 năm mà vẫn đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường.

CT 5 chiều là công nghệ hiện đại nhất về bọc răng sứ hiện nay, cho phép chế tạo răng sứ chuẩn xác 100% cùng với sự hỗ trợ của camera siêu dẫn, quy trình bọc sứ diễn ra chính xác, sát khít viền nướu và hoàn toàn không bị sai khác.

Bọc răng sứ là cách chữa răng bị nứt hiệu quả nhanh chóng

Công nghệ đã được áp dụng để phục hình cho hàng ngàn khách hàng tại Nha khoa KIM và đều cho kết quả tốt với phản hồi hài lòng của khách hàng. Nếu bạn có băn khoăn về cách chữa răng bị nứt, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa KIM theo số điện thoại dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc chưa thể giải đáp có thể đến các chi nhánh hiện có của Nha Khoa KIM như Nha khoa Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Bình thạnh,...Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Làm răng sứ xong bị đau và ê buốt

21:32 Add Comment
Làm răng sứ xong bị đau và ê buốt

Cần bác sĩ giải đáp: Thưa bác sĩ, sau khi em làm răng sứ tại 1 phòng khám gần nhà thì hiện tại răng em khá đau và ê buốt. Không biết tình trạng này có bình thường không, có thể tự khỏi không ạ. Mong sớm nhận được hồi âm từ bác sĩ.


Trả lời:

Chào em,
Lam rang su xong bi dau vì những nguyên nhâu chủ yếu sau:

- Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ không tốt. Có thể mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến  tủy răng. Quy trình bọc mão răng sứ thường đòi hỏi răng cần điều trị mài nhỏ đi theo một tiêu chuẩn nhất định (thường là mài đi hết lớp men răng). Sau đó một mão răng sứ sẽ được thay thế cho lớp men răng đã được mài đi đó. Tiêu chuẩn mài răng này là rất quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng của răng - cầu răng sứ được thực hiện sau đó. Răng chỉ được phép mài theo tiêu chuẩn, mài nhiều hơn cũng không được và ít hơn cũng không được.
- Phục hình răng không tốt. Có thể tạo khớp cắn của răng sứ với răng thật (răng đối diện) không chính xác. Khi khớp bị cộm sẽ gây tổn hại cho cả răng sứ và răng thật.

Trong hai trường hợp trên, răng cũng cần phải được điều trị tủy răng. Trường hợp này, chỉ cần điều trị tủy răng tốt là có thể bảo tồn răng, không cần thiết phải nhổ răng.
Đôi khi, có một số trường hợp răng nhạy cảm. Đối với những răng nhạy cảm thì mặc dù bác sĩ mài răng theo đúng tiêu chuẩn thì răng cũng sẽ chịu cảm giác giống như của chị. Những răng này cần phải có thời gian để tự thích nghi lại. Thường là mất khoảng từ 10 ngày đến 2 tuần để răng thích nghi. Sau thời gian này mà chị vẫn còn cảm giác ê buốt trong ăn uống thì nhất thiết phải điều trị tủy răng.
- Trong trường hợp điều trị tủy răng, tủy răng có thể điều trị không tốt, sau một thời gian có thể đau tái phát lại. Trường hợp này, răng cần phải điều trị tủy răng lại. Vẫn có thể giữ nguyên mão răng sứ để điều trị tủy răng mà không cần thiết phải tháo răng sứ ra để thực hiện răng sứ mới.

Lam rang su xong bi dau va e buot rang
Lam rang su xong bi dau va e buot rang

Có một số ít trường hợp, sau khi làm răng sứ một thời gian, bản thân chiếc răng sứ hoàn toàn bình thường nhưng răng bên cạnh lại bị ê, nhức. Bởi vì nguyên nhân sau:

Như đã phân tích ở trên, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ phải mài răng. Nếu không hết sức cẩn thận và có kỹ thuật tốt, bác sĩ có thể mài đi cả một phần của lớp men răng bên cạnh. Chỉ một phần nhỏ men răng bị mài đi thôi nhưng cũng sẽ làm tổn thương cho răng, dẫn đến việc răng bị ê buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt.Trường hợp bọc răng sứ nguyên hàm thường xuất hiện tình trạng trên nếu thực hiện tại Nha Khoa kém chất lượng.

Hoặc cũng có thể trong quá trình phục hình sứ, răng sứ bị thiếu một phần, không tiếp xúc khít sát với răng bên cạnh dẫn đến tình trạng nhồi nhét đồ ăn sau này. Chính việc nhét đồ ăn thường xuyên và liên tục này sẽ làm cho vùng nướu răng bị viêm. Nướu răng bị viêm sẽ làm cho răng có cảm giác ê buốt, nhức (nhẹ) khi ăn uống.

Trường hợp của em, nếu sau khi làm một thời gian ngắn (khoảng 1 tuần sau khi điều trị) mà gặp phải tình trạng ăn uống bị đau nhức cả hai hàm] thì vẫn ở trong giới hạn bình thường, như đã phân tích ở trên. Trong trường hợp này, chỉ cần một thời gian ngắn răng sẽ tự thích nghi và trở lại bình thường.

Nếu một thời gian dài rồi mà răng bị tình trạng như vậy là điều bất thường và tủy răng đã bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, răng cần phải được điều trị tủy mới hết đau nhức được.

Đơn vị răng bị nhức và sưng mủ thì chắc chắn là tủy răng bị viêm rồi. Răng này cần thiết phải được điều trị tủy răng mới hết nhức và hết sưng mủ.

Trong giới hạn của một bài Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em những thông tin và một vài lời khuyên như vậy. Em hãy qua trực tiếp phòng khám, chúng tôi sẽ khám và tư vấn cho em cụ thể, chính xác hơn. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Rất hy vọng sau những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thỏa thắc mắc của mình. Tham khảo thêm gia boc rang su nguyen ham tại Nha Khoa KIM.

Cách kéo dài tuổi thọ cho miếng hàn răng thưa bằng composite

Vỹ Seo 21:20 Add Comment

Hàn răng thưa bằng composite là phương pháp phục hình răng nhanh chóng và tiết kiệm. Tuy nhiên độ bền miếng trám không cao nên cần có những biện pháp để giữ miếng trám bền lâu.

http://tramrangsau.vn/tram-rang-tham-my-giu-duoc-bao-lau/

1. Đặc điểm của miếng hàn răng thưa bằng composite

Miếng hàn răng thưa bằng composite có những đặc tính riêng bị chi phối bởi tính chất đặc trưng của chất liệu quang trùng hợp.

Đặc điểm của miếng hàn răng thưa bằng composite

Composite là chất liệu trám tổng hợp, có màu gần giống màu răng thật nên khi hàn trên răng không bị lộ. Vật liệu này thuộc dạng monomer, dẻo nên có thể thâm nhập sâu được vào những điểm khuyết hổng nhỏ mà các chất liệu khác không thể thực hiện được.

Cũng nhờ đặc tính này mà khi hàn răng bắc sỹ rất dễ thao tác, có thể tạo ra được hình thể của miếng trám phù hợp và đúng với hình thể của răng cần hàn trám.

Với răng thưa, composite là chất liệu rất phù hợp để khắc phục được tình trạng răng thưa hở kẽ. Bởi nếu hàn răng thưa bằng composite thì chỉ cần thao tác trực tiếp chất trám lên bề mặt răng mà không cần phải tiến hành tạo xoang hay sửa soạn răng thật và không phải mài cùi răng giống như bọc răng sứ hay mài mặt trước của răng giống như phương pháp làm mặt dán.

So với hai phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ và làm mặt dán, tuy composite không có lợi thế bằng, nhưng vẫn có ưu điểm đáng nói hơn đó là không xâm lấn đế răng thật trong khi phục hình.

Tuy nhiên, miếng trám composite lại không thể duy trì được bền đẹp do những hạn chế từ bản thân chất liệu. Miếng trám sẽ dần đổi màu theo thời gian, tạo ra sự tách biệt về màu sắc trên răng. Dưới tác động của lực nhai và nhiệt độ của thức ăn, miếng trám có nguy cơ bị trượt ra khỏi mô răng thật, tạo ra các khe hở nhỏ, lâu dài sẽ làm bong trượt miếng trám. Đặc biệt, miếng trám bị ngấm nước bọt lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi cho răng miệng.

http://tramrangsau.vn/tram-rang-mat-thoi-gian-bao-lau/
http://benhvienranghammatsaigon.vn/nieng-rang-o-dau-tot-nhat.html

2. Cách kéo dài tuổi thọ cho miếng hàn răng thưa bằng composite được

Việc miếng hàn composite bị xuống màu và gây mùi hôi là quá trình tất yếu sẽ xảy ra đến một thời điểm cố định. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kéo dài thời điểm đó ra rất nhiều năm chỉ nhờ thực hiện một số lưu ý nhỏ sau đây:

Thực phẩm chính là nguyên nhân chủ yếu làm miếng trám composite bị xỉn màu, ngay cả mô răng thật cũng chịu tác động rất lớn của các thành phần tạo màu và axit có trong các loại thực phẩm. Những thành phần tạo màu này sẽ bám trên răng, từ từ tích lũy và đi sâu hơn vào trong răng cũng như vào miếng trám và gây ra hiện tượng đổi màu nhanh chóng.

Chú ý đến nhiệt độ của các loại thực phẩm ăn hàng ngày. Không nên sử dụng khi thực phẩm còn nóng hoặc dùng đồ quá lạnh. Khi nhai cũng nên dùng lực vừa phải, nhịp nhàng vì chính nhiệt độ và lực nhai cũng có ảnh hưởng làm miếng hàn răng thưa dễ dàng bị hở và bong rơi.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn quá lạnh (hoặc quá nóng)

Chế độ chăm sóc răng miệng cũng có ý nghĩa khá lớn đối với việc kéo dài tuổi thọ miếng trám. Bạn chỉ cần ghi nhớ việc súc miệng ngay sau khi ăn và chải răng sau đó khoảng 30 phút để tẩy sạch những thành phần tạo màu và cặn thực phẩm bám trên răng để tránh sự xâm nhập sâu vào miếng trám.

Nên uống nước thường xuyên, ngay cả khi không khát cũng nên nhấp một ngụm nhỏ để vừa tránh được chứng hôi miệng vừa cuốn trôi được cặn nước bọt đọng lại trên miếng hàn composite.

3. Bí quyết giữ cho miếng hàn răng thưa bằng composite được bền đẹp

Muốn có miếng hàn răng thưa bằng composite đẹp và bền không có bí quyết nào tốt hơn là sử dụng công nghệ trám răng thưa thẩm mỹ Laser Tech ngay với 4 ưu điểm sau đây:

– Laser Tech sử dụng laser nha khoa 4.0 để tác động hoạt hóa chất liệu trám tạo ra hiệu quả trám cao

– Công nghệ tạo ra hiệu quả trám bền chắc, hỗ trợ răng ăn nhai tốt hơn

– Laser Tech có thể khắc phục được những hạn chế của các kỹ thuật trám thông thường dễ mắc phải như tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám

– Tuổi thọ của miếng trám cao, duy trì được lâu trên răng.

Trên đây là những lưu ý nhỏ giúp giữ gì và bảo vệ miếng hàn răng thưa bằng composite mà bạn có thể áp dụng để duy trì được miếng hàn răng lâu dài, không phải thực hiện lại hàn răng thưa lại tốn kém.

Khi có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề hàn răng thưa bằng composite, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline 19006900 hoặc điền vào form đăng kí dưới đây, các bác sỹ và chuyên viên luôn sẵn lòng tư vấn và cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Đôi điều về răng trẻ em ít ai quan tâm đến

Vỹ Seo 02:16 Add Comment
Đôi điều về răng trẻ em ít ai quan tâm đến

Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh; và cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới. Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn.

Người lớn có 32 răng cố định. Ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa. Nhiều ông bố bà mẹ chưa hiểu biết nhiều về những chiếc răng tạm thời này, và dưới đây là những ngộ nhận phổ biến nhất:

Nhiều người rất lo lắng khi con mình chưa bắt đầu mọc răng khi tròn 6 tháng tuổi. Thực ra, thời gian mọc răng không chỉ phụ thuộc sức khỏe của bé mà còn có tính di truyền. Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường: Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng. Nên niềng răng cho trẻ không trong giai đoạn này tùy vào răng mọc có lệch không.

Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm: Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng.

Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại siro giảm đau và chống viêm.

Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay: Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu, mà sâu răng cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, trẻ bị móm hoặc vẩu sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.

Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường chia tay với răng sữa sớm hơn em của nó. Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần cho tư vấn chinh nha cho tre.

Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, bạn nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi, và không cần dùng kem. Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng, đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.