Bạn có bị nghiến răng (Bruxism) hay không ?

Vỹ Seo 22:57 Add Comment

Nghiến răng (Bruxism) là một hiện tượng cắn, siết chặt hoặc nghiến chặt hai hàm răng lại với nhau đến mức phát ra những âm thanh mà người xung quanh có thể nghe được trong trạng thái vô thức khi ngủ của một người nào đó, cũng có số ít trường hợp nghiến răng lúc còn thức.


Bệnh nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ. Vì vậy, thường khó khăn để tự chuẩn đoán bệnh nghiến răng. http://matdanrangsuveneer.com/nieng-rang-co-chinh-ham-lech-duoc-khong.html
Kiểm Tra Các Triệu Chứng Đầu Tiên Khi Bạn Thức Dậy



Nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm, vì vậy bạn nên kiểm tra vào buổi sáng xem có bất kỳ triệu chứng nào không. Có thể là khó khăn để tìm ra rằng bạn mắc bệnh nghiến răng, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang mắc phải chứng nghiến răng ban đêm mà không hay biết:

Đau đầu âm ỉ
Đau một bên hàm http://matdanrangsuveneer.com/rang-boc-su-thi-co-thao-duoc-khong.html
Có thể nghe được những âm thanh mài răng giống như đang ngủ
Răng nhạy cảm với nhiệt, lạnh, hoặc ngay cả việc đánh răng
Viêm nướu (viêm lợi)
Những vết thương trên mặt trong của má (do cắn)

Hãy hỏi người thân yêu bên bạn

Nếu bạn ngủ cùng giường với người thân, chỉ cần yêu cầu họ nếu nghe thấy bất kỳ âm thanh gì bất thường như nghiến răng, hãy báo cho bạn ngay. Nếu nghi ngờ mắc phải bệnh này, có thể yêu cầu họ thức dậy sớm hơn bạn hay đi ngủ muộn hơn bạn để tìm cho ra những dấu hiệu nghiến răng.

Nếu bạn ngủ trên của riêng bạn, nhưng vẫn muốn xác nhận liệu rằng bạn có đang mài răng của chính mình mỗi đêm hay không, hãy thu âm 2 tiếng khi đang ngủ và khi tỉnh dậy kiểm tra đoạn ghi âm xem có bất cứ âm thanh mài nào không. http://matdanrangsuveneer.com/tong-hop-nhung-nguyen-nhan-rang-thua.html

Hãy hỏi nha sĩ

Nếu bạn nghi ngờ rằng răng của bạn bị mài mỗi đêm, tham khảo ý kiến tư vấn của nha sĩ ngay để khắc phục. Nha sỹ sẽ kiểm tra miệng và hàm của bạn, phát hiện dấu hiệu của bệnh nghiến răng như đau hàm hoặc răng mòn.

Làm răng sứ có bị đổi màu hay không?

23:32 Add Comment

 Hiện nay có hai dịch vụ có thể giúp bạn sở hữu được hàm răng trắng đều như ý đó là giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ và giải pháp tẩy trắng răng. Đây đều là hai giải pháp thẩm mỹ hàm răng chưa đều màu, răng ố vàng hoặc răng nhiễm tetracycline. Bạn có thể tùy ý chọn lựa giải pháp mà mình ưa thích.

do-ben-cua-rang-su-cercon

 Mỗi giải pháp đều có những đặc điểm khác nhau nhưng nhận xét một cách khách quan thì giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ mang lại cho bạn một hàm răng đẹp hoàn hảo. Đặc biệt là hàm răng có bọc răng sứ sẽ không lo ngại vấn đề răng bị ố vàng hay nói cách khác bề mặt răng sứ sẽ không bị đổi màu.

Trường hợp hàm răng sứ trải qua quá trình ăn uống có thể dẫn đến hàm răng có những mảng bám và cao răng hình thành. Tuy nhiên bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và cạo vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần thì những chiếc răng sứ vẫn giữ màu trắng bình thường. Vì vậy bạn có thể yên tâm chọn lựa bọc răng sứ thẩm mỹ để sở hữu hàm răng trắng đều và không bị đổi màu.
Boc-rang-su-cercon-7

Còn dịch vụ tẩy trắng răng có mang lại hiệu quả làm trắng cao nhưng hàm răng của bạn vẫn có thể bị đổi màu. Nếu bạn chăm sóc răng miệng không tốt thì men răng sau khi tẩy trắng có thể giữ được men răng trắng sáng khoảng hơn 2 năm. Nếu bạn chăm sóc răng miệng không tốt thì hàm răng của bạn rất nhanh chóng bị ố vàng trở lại.

XEM THÊM

Vậy qua đây các bạn có thể suy nghĩ và chọn lựa cho mình giải pháp phù hợp nhất với bạn. Tuy nhiên trường hợp hàm răng nhiễm tetracycline ở mức độ nặng có thể tẩy trắng răng không đạt được hiệu quả cao nên có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chọn giải pháp bọc răng sứ.


Những nguyên nhân không được chủ quan khi bị chảy máu răng

Vỹ Seo 20:21 Add Comment

Chảy máu răng không phải là bình thường. Đó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về nướu lợi do vi khuẩn tích tụ và bám trên răng”, Sally Cram, chuyên gia nha khoa tiết lộ.


Chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng thường là do các bệnh lý liên quan đến nướu như bị viêm lợi hay viêm nướu. Chứng viêm nhiễm này chủ yếu là do các ổ vi khuẩn tích tụ trú ngụ trong các mảng bám thức ăn ở kẽ và chân răng gây ra. https://phauthuathamhomom.com/cat-xuong-ham-duoi/

Loại bệnh lý này có thể phá vỡ cấu trúc răng, làm hỏng men răng, sâu răng, rụng răng sớm, hôi miệng, thậm chí còn là yếu tố gây ra các bệnh lý về tim. Tuy nhiên, đánh răng mạnh không phải là nguyên nhân duy nhất làm tổn hại đến nướu vốn đã yếu và bị viêm nhiễm sẵn.



Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu chân răng:

1. Bỏ sót một vị trí nào đó khiến răng lợi bị viêm nhiễm

Khi đánh răng, nếu bạn bỏ lỡ một vị trí nào đó mà không làm sạch được thức ăn bám ở kẽ răng hay chân răng thì chỉ cần trong 24 giờ đồng hồ là vi khuẩn sẽ gây viêm nhiễm (lý do gây chảy máu chân răng) ở nướu. Do vậy, khi đánh răng bạn nên đánh chậm và kỹ để không bị bỏ sót bất cứ vị trí nào – Cram nói.

Bạn có thể đánh răng hoặc cũng có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn. Nếu bạn phát hiện thấy bị chảy máu răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa trong 1-2 tuần thì nên đến gặp bác sỹ nha khoa để được tư vấn và xử lý sớm.

2. Thay đổi hormone

“Khi hormone trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, mang thai, đến ngày, hoặc mãn kinh thì cơ thể cũng sẽ nhạy cảm hơn với các mảng bám ở chân và kẽ răng nên rất dễ bị chảy máu”, Cram cho biết thêm. https://phauthuathamhomom.com/seo-phau-thuat-ham-ho-mom/

Trong giai đoạn này, bạn có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc dùng chỉ nha khoa để thay thế cho việc đánh răng mỗi ngày khi chờ kết thúc quá trình thay đổi hormone.

3. Stress, mất ngủ hoặc ăn uống tùy tiện

“Chúng ta thường thấy những người hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng là sinh viên bởi họ ăn uống tằn tiện, thiếu chất, lại hay ngủ muộn, căng thẳng, áp lực do bài vở, thi cử. Tất cả những yếu tố này khiến cho cơ thể của bạn bị mất sức đề kháng, không đủ khả năng để kháng viêm, chống lại những con vi khuẩn trong khoang miệng”, Cram cho biết.

Do vậy, để răng chắc khỏe, không bị viêm nhiễm, bạn cũng phải nên chú ý đến chế độ ăn uống (có chứa nhiều chất bổ, chất xơ, vitamin C, D giúp nướu khỏe hơn) và ngủ nghỉ đều đặn, kết hợp giữa học hành, thi cử và tập luyện thường xuyên.

4. Do thuốc uống

Một số loại thuốc mà chúng ta vẫn thường hay uống như thuốc chống trầm cảm hay thuốc hạ huyết áp thường hay gây khô miệng, làm cho nướu đỏ, sưng, đôi khi còn có máu, hoặc giảm khả năng tiết nước bọt khiến cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn.


Trong trường hợp này, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ nha khoa hay bác sỹ điều trị để được hỗ trợ và khắc phục tình trạng khô miệng, tiết ít nước bọt.

CÓ CẦN PHẢI CHÚ Ý ĐẾN ĂN UỐNG SAU KHI NIỀNG RĂNG KHÔNG?

21:37 Add Comment

Khi niềng răng cần phải giữ gìn và kiêng khem khá nhiều vấn đề. Mục đích là để cho tiến trình di chuyển của răng không bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Hơn nữa, khi niềng chỉnh, hàm răng tương đối nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng xấu nên việc kiêng cữ là cần thiết. Tuy nhiên sau khi đã niềng răng xong thì có cần phải duy trì chế độ này hay không? Bạn theo dõi chi tiết hơn ở những phân tích dưới đây nhé!

nieng-rang-gia-bao-nhieu-tien

Có cần phải chú ý ăn uống sau khi niềng răng không?


Nếu đã được tháo mắc cài có nghĩa là ca điều trị đã kết thúc. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là hàm răng đã có thể trở về trạng thái ban đầu. Khi niềng răng thường mất khoảng 1,5 – 2 năm điều trị. Cũng có nghĩa là hàm răng đã phải chịu áp lực trong từng đó thời gian, không chỉ là lực kéo mà còn là sức nặng của mắc cài. Khi mới tháo mắc cài răng dù đã đạt độ thẩm mỹ và đều đẹp với nhau, nhưng không có nghĩa là răng đã hoàn toàn ổn định.
dia-chi-nieng-rang

Các răng mới chỉ di chuyển tới vị trí mới, còn chưa ổn định chắc chắn trong xương. Vì thế, sự di lệch răng có thể xảy ra bất cứ khi nào chỉ cần có lực và các yếu tố tác động.

Cho nên, dù đã tháo mắc cài nhưng bạn vẫn nên duy trì chế độ kiêng khem trong ăn uống sau khi niềng răng như trong khi đang niềng. Tốt nhất nên duy trì trong khoảng vài tháng sau đó nếu như sau tháo mắc cài mà không phải đeo hàm duy trì. Trường hợp phải đeo hàm duy trì lâu sau khi niềng răng thì giữ gìn trong ăn uống càng lâu càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của răng trong xương hàm.



Chế độ ăn uống sau khi niềng răng vẫn nên chú ý đến các vấn đề sau:

– Ưu tiên thực phẩm mềm, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

– Tránh các món ăn dai cứng, dẻo, quá giòn, nhiều tinh bột và đường,…

– Không nên ăn quá nhiều bứa trong ngày, chú ý đặc biệt đến cách ăn sao cho không phải cử động hàm và răng co kéo quá nhiều.
– Khi ăn vẫn nên nhai nghiến nhẹ nhàng và không dùng lực quá mạnh.
XEM THÊM:

Bạn càng duy trì được chế độ giữ gìn trong ăn uống sau khi niềng răng càng lâu thì càng tốt cho hàm răng. Không nên sốt ruột hoặc quá vội vàng quay trở lại chế độ ăn uống thiếu kiểm soát như trước.


Cảnh báo 7 loại thực phẩm gây sâu răng

Vỹ Seo 22:49 Add Comment

Một số thực phẩm có thể làm xói mòn men răng, dẫn đến tăng sự nhạy cảm ở răng với các trạng thái nóng, lạnh, ngọt và chua, làm cho răng dễ bị tổn thương bởi các tác động nhẹ. Dưới đây là một số thực phẩm được coi là kẻ thù của răng nếu tiêu thụ với một lượng lớn.

1. Đồ ăn ngọt

Những thực phẩm có chứa đường là nguyên nhân số 1 gây sâu răng. Vi khuẩn S.mutans sử dụng đường trong thức ăn để chuyển hóa thành Glucan bám trên bề mặt răng tạo thành mảng bám, chính là nơi cư trú của rất nhiều loài vi khuẩn khác nhau. Vì vậy, càng ăn nhiều đường, bạn càng cung cấp nhiều nguyên liệu xây nên mảng bám trên răng. Đặc biệt, những loại kẹo cứng hoặc dai sẽ càng làm cho đường bám sâu vào bề mặt răng và mất nhiều thời gian để nước bọt hòa tan được chúng. Hơn nữa, kẹo cứng có thể khiến răng bạn bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn vào chúng. Do đó, sử dụng các thực phẩm có ít đường bám dính là một yêu cầu hàng đầu giúp răng không bị sâu. http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/dan-sao-dep-trai-hollywood-ngay-ay-bay-gio



2. Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Chúng ta có xu hướng ăn rất nhiều đồ ăn có chứa tinh bột mà không thấy được ảnh hưởng của chúng đối với răng mình. Một số món ăn chứa nhiều tinh bột như cơm, ngũ cốc, khoai tây chiên, bánh mì, mì gói, bánh pizza… dễ dàng kẹt giữa các kẽ răng, lâu ngày sẽ khiến răng dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn sâu răng. Tuy những thực phẩm này không có đường nhưng chúng lại dễ dàng chuyển hóa thành đường ngay lập tức do enzyme có trong nước bọt của chúng ta. http://hantramrangthammy.weebly.com/phau-thuat-ham-ho/neu-sao-viet-khong-nen-cuoi-chi-co-1-ly-do

3. Thực phẩm có tính axit

Các loại thực phẩm có tính axit như chanh, cà chua, bưởi, cam…. rất có hại cho răng bởi vì nó sẽ làm cho lớp men răng bị ăn mòn đi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên đánh răng và súc miệng thật kỹ để giảm lượng axit tồn đọng lại trong miệng sau khi ăn những thực phẩm này,

4. Các loại nước uống đóng chai có đường

Các loại đồ uống có chứa đường như đồ uống có ga, nước tăng lực rất có hại cho răng nếu sử dụng thường xuyên. Đây đều là những phổ biến của trẻ em và thanh thiếu niên, nó chứa nhiều axit phosphoric và axit citric làm mòn men răng. Cần hạn chế uống nước giải khát chứa đường, nước uống không đường tốt hơn cho răng của bạn vì nó làm giảm nguy cơ bị sâu răng.

5. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng đường rất cao (như đậu phộng, bơ, bắp rang bơ…). Cần cân bằng các loại sản phẩm này với các thực phẩm tươi và bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, xúc miệng bằng nước chứa flo giúp răng loại bỏ được lớp đường còn đọng lại trên răng. http://caygheprangimplant.weebly.com/dich-vu-nha-khoa/thuc-hu-chuyen-sao-viet-choi-bo-viec-da-qua-tham-my

6. Trái cây sấy khô

Trái cây chứa một lượng đường nhất định và khi sấy khô thì lượng đường vẫn sẽ không thay đổi. Chính vì vây, thói quen ăn trái cây khô như nho khô, mít khô, chuối khô rất có hại cho răng. Hoa quả khô chứa nhiều đường không thể hòa tan, có thể liên kết bám chặt quanh răng, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển.