TÌM HIỂU CHI TIẾT HÀN RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

20:59 Add Comment
TÌM HIỂU CHI TIẾT HÀN RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, em muốn biết hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Em đang mang bầu ở tháng thứ 5 nhưng gần đây lại bị sâu răng và đau nhức nhiều lắm. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống vì thế em sợ không đủ chất dinh dưỡng cho em bé. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em có hàn răng được hay không ạ? Em cảm ơn! (Thùy Anh – TP.Vinh).


Trả lời :
Chào bạn Thùy Anh !

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình với Nha khoa Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Việc hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi không, các bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:

Nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao ở bà bầu đến từ đâu?

Theo thống kê, phụ nữ mang thai là đối tượng mắc bệnh lý răng miệng cao nhất. Bởi trong thời kỳ thai nghén, thường các chị em rất ngại đánh răng vì mùi kem đánh răng có thể gây khó chịu, nôn mửa. Cũng vì lý do này mà hầu hết chị em đều vệ sinh răng miệng rất qua loa khiến mảng bám vẫn còn trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
ba-bau-co-duoc-han-rang
Thêm vào đó, thời gian mang thai là thời gian lượng hoocmon Estrogen và Progestorome tăng mạnh khiến lợi bị sưng đau, cao răng dễ dàng hình thành từ các mảng bám. Lượng canxi của bà bầu cũng bị thiếu hụt để cung cấp cho thai nhi nếu không được bổ sung đầy đủ. Từ đó làm cho nền răng yếu, vi khuẩn dễ xâm nhập.

Một số bà bầu nghén đồ ngọt cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng chủ yếu. Sâu răng không những gây cho bạn đau nhức khiến khó khăn trong ăn uống mà sâu răng còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thực tế đã có trường hợp bà bầu bị sâu răng đẻ non. Vì thế chữa sâu răng là điều bạn nên làm.
---> Co nen tram rang cho tre 

Vậy hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hàn răng là phương pháp mà bác sĩ sử dụng vật liệu nhân tạo để trám bít vào răng nhằm bảo vệ chiếc răng khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài.

Việc này không cần chụp Xquang cũng không cần dùng thuốc nên hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì câu trả lời là không. Khi mang thai bạn vẫn có thể thực hiện bình thường, chỉ cần lưu ý một chút về thời gian nên đi điều trị.
ba-bau-co-duoc-han-rang-1
Khi đang mang thai ở tháng thứ 5 (giai đoạn từ 4-6 tháng) thì đây là thích hợp nhất để bạn có thể điều trị. Bởi lúc này thai nhi đã bám chắc vào thành dạ con và cũng chưa quá lớn, mẹ bầu vẫn đi lại được bình thường.

Còn hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi có thể là trường hợp mang thai 3 tháng đầu tiên, khi này tốt nhất các chị em nên kiêng kỵ là việc nặng, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để con phát triển bình thường bởi thai nhi thời gian đầu chưa phát triển đầy đủ bộ phận trên cơ thể nguy cơ sảy thai cao nhất trong thời kỳ mang bầu.
ba-bau-co-duoc-han-rang-2

3 tháng cuối cùng của thai kỳ thì khi này thai nhi lớn, mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc đi lại và nếu nằm trên ghế nha khoa có lâu cơ thể sẽ đau nhức, khó chịu. Vì thế bác sĩ cũng khuyên không nên hàn răng trong thời gian này.

Vậy khi mang thai bạn vẫn có thể hàn răng chữa sâu răng bình thường, lưu ý nên đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt tránh bệnh lý tiến triển nặng thành viêm tủy, áp xe răng, viêm chóp răng… thì việc chữa trị sẽ phức tạp hơn nhiều.


Bọc răng sứ nào tốt?

Vỹ Seo 22:30 Add Comment

Khi có ý định bọc răng sứ, bạn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau như răng sứ kim loại, răng sứ Titan, răng sứ Cercon hay mặt dán sinh học,…Nhưng để đưa ra được quyết định chính xác, bạn hãy tìm hiểu kỹ đặc điểm của các loại răng sứ thông qua những kiến thức nha khoa dưới đây.

Răng sứ Titan được chế tạo từ hợp kim Niken-Crom-Titan (chứa khoảng 6% chất titanium) và bên ngoài được phủ lớp men sứ Ceramco 3. Răng sứ Titan hội tụ rất nhiều ưu điểm như: Duy trì độ bền dài lâu, chịu lực tốt và an toàn với cả bệnh nhân bị dị ứng với kim loại hay răng có cấu tạo buồng tủy lớn.

Xem thêm
http://chinhnhathammy.weebly.com/tin-tuc-nha-khoa/xuong-quai-ham-sexy-cua-dan-my-nam-kpop

Răng sứ có độ bền tương đương răng thật
Răng sứ toàn sứ Cercon

Răng sứ Cercon được chế tác từ sứ không kim loại, gồm lớp sườn bên trong là Zirconia và lớp sứ kép Cercon bọc bên ngoài. Nhờ cấu tạo kép gồm 2 lớp đặc biệt này, răng sứ Cercon đã khắc phục được hầu hết nhược điểm của răng sứ kim loại như dễ gây kích ứng, mất thẩm mỹ,…
Răng sứ Veneer



Mặt dán hay răng sứ Veneer còn gọi là Laminate sứ là kỹ thuật phục hình răng miệng khá phổ biến trên thế giới. Mặt dán sứ Veneer giúp thay thế men răng bằng cách dán vào bề mặt răng một vật liệu có bề dày chỉ 0.5 mm, khôi phục lớp men răng tự nhiên và nhanh chóng.

Mỗi loại răng sứ có những ưu điểm riêng. Để xác định được mẫu sứ phù hợp nhất với mình, bạn nên trao đổi trực tiếp với Bác sỹ nha khoa – họ sẽ tư vấn giúp chúng ta nhé!
Cách chăm sóc răng sứ như thế nào?

Khi mới vừa gắn răng sứ, thì ở vùng nướu sẽ hơi bị tái và hơi tức ở hai bên răng, cảm giác đó sẽ giảm sau vài giờ. Hiện tượng bị ê buốt răng có thể xảy ra là chuyện bình thường, vì có sự kích thích giữa vật liệu gắn với ngà răng, sau 24 giờ cảm giác đó sẽ khỏi hẳn.

Thực hiện chế độ vệ sinh khoa học

Đánh răng sau khi ăn xong, buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sau khi thức dậy để loại bỏ các mảng bám kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn là cần thiết. Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bảo vệ răng khỏi các vấn đề về răng miệng .

Bạn nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng một lần để bác sỹ có thể kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng như thế nào. Bên cạnh đó, bác sỹ sẽ kiểm tra xem mão sứ có ôm sát vào cùi răng hay không, viền nướu quanh răng có bị viêm nướu không,…

Răng sứ kim loại quý

Vỹ Seo 22:23 Add Comment

Răng sứ là một loại răng giả được làm từ nhiều chất liệu với cấu trúc 2 phần được sử dụng để thay thế cho răng thật trong những trường hợp răng thật bị hư, hỏng, bị sứt, mẻ hoặc nặng hơn là bị mất răng. Thông thường răng sứ được thiết kế với hình dạng và màu sắc y hệt răng thật để mang lại độ thẩm mỹ cao cho hàm răng. 

Và để đáp ứng nhu cầu và điều kiện cũng cá đối tượng bệnh nhân thì răng sứ được thiết kế và chế tạo từ rất nhiều chất liệu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ phổ biến như : Răng sứ cao cấp, răng sứ kim loại, răng sứ toàn sứ, răng sứ kim loại quý…

Xem thêm
http://bacsiranghammat.org/canh-bao-7-loai-thuc-pham-gay-sau-rang/

Răng sứ kim loại quý là gì ?

Răng sứ kim loại quý hay còn gọi là răng sứ kim loại là loại răng sứ được thiết kế 2 phần với phần sườn được làm từ một loại kim loại quý hoặc một hỗn hợp kim loại quý như vàng, bạc, platin hay palladium…và phần vỏ được phủ bằng những lớp sứ mỏng chồng lên nhau tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng.

Ưu và nhược điểm của răng sứ kim loại quý

Ưu điểm đầu tiên của loại răng sứ kim loại quý phải kể đến đố là độ bền sử dụng cao. Bởi khi sử dụng răng sứ bằng kim loại, dù thời gian lâu đi nữa thì tình trạng răng bị xám hoặc bị nhiễm cổ răng là hiếm.




Màu sắc của loại răng sứ kim loại quý tự nhiên hơn hẳn răng sứ kim loại thường và cũng dễ tương thích với răng và nướu cũng như hạn chế sự đổi màu của răng. Đặc biệt, Vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ quý kim có tác dụng chống viêm nhiễm.

Nhược điểm của răng sứ kim loại quý

Do sử dụng những kim loại quý hiếm và yêu cầu kỹ thuật thực hiện cao cấp nên chi phí cao hơn so với răng sứ titan và kim loại thường. Có rất ít phòng khám nha khoa có thể thực hiện được kỹ thuật này và để có được hàm răng phục hình đẹp bạn cần chọn những địa chỉ uy tín, tin cậy. 

Răng sứ titan sử dụng được bao lâu?

Vỹ Seo 21:10 Add Comment

Trung bình bọc răng sứ sử dụng được bao lâu thì cần thay mới? Điều gì tạo nên sự khác biệt ở tuổi thọ của các dòng răng sứ? Cùng tìm hiểu vấn đề này để kéo dài tuổi thọ cho răng sứ của mình bạn nhé.

Răng sứ titan sử dụng được bao lâu thì phải thay lại? – So với hàn trám thì bọc răng sứ rõ ràng mang lại hiệu quả lâu dài hơn rất nhiều khi đảm bảo ăn nhai bình thường như răng thật mà vẫn đạt tính thẩm mỹ cao. Nhưng bạn còn thắc mắc răng sứ xài được bao lâu? Các loại răng sứ thường có độ chịu lực rất tốt, do đó không bị bong tróc trong khi ăn nhai trong suốt một thời gian dài.

Xem thêm
http://phauthuatchinhnha.vn/nieng-rang-v-line-la-gi.html

1. Trung bình răng sứ dùng được bao lâu?

Làm răng sứ là một quyết định đúng đắn cho những khiếm khuyết: răng lệch lạc, nhiễm màu tetracycline, răng sau khi đã chữa tủy… phương pháp này giúp phục hình lại răng với màu sắc và hình dáng giống như răng thật của bạn. Răng sứ sử dụng được bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Tùy thuộc vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn bọc: Nói chung, các loại răng sứ đều có thời gian sử dụng trên 10 năm, dòng răng sứ kim loại sẽ có độ bền ngắn hơn dòng răng sứ toàn sứ. Với những dòng răng toàn sứ như Cercon, Emax…., tuổi thọ của răng sứ có thể lên tới 20 năm.

Răng sứ dùng được bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng



Ngoài ra, cách ăn uống và vệ sinh răng miệng của người sử dụng cũng góp phần quan trọng trong vấn đề răng sứ sử dụng được bao lâu. Sau khi bọc răng sứ, bạn không nên ăn đồ quá cứng, vệ sinh răng miệng như bình thường, đánh răng hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra độ khít sát giữa răng sứ và nướu có gì bất thường không để có.Sau 1 thời gian dài, răng sứ xỉn màu thì răng sứ có tẩy trắng được không? Câu trả lời là không vì tẩy trắng chỉ tác dụng trên răng thật.

2. Răng sứ Titan sử dụng được bao lâu thì phải thay lại?

Răng sứ Titan thuộc răng sứ kim loại, có cấu tạo gồm phần sườn sườn làm bằng hợp kim Niken-Crom-Titan, có chứa 4 -6 % Titanium và được phủ men sứ Ceramco3 bên ngoài. Thành phần Titan trong cấu tạo khung sườn của răng có tính tương hợp sinh học cao, nó giúp hỗ trợ răng thích nghi nhanh với cơ thể và môi trường trong khoang miệng. So với các loại răng sứ khác thì răng sứ Titan nhẹ hơn và chịu được các lực đè nén, lưc xoắn khá tốt. Răng sứ titan sử dụng được bao lâu nhiều khi còn phụ thuộc vào sự chăm sóc và bảo vệ răng của bạn.

Bạn đang băn khoăn răng sứ titan sử dụng được bao lâu thì phải thay lại?

Răng sứ titan sử dụng được bao lâu khi làm tại nha khoa uy tín? Răng sứ Titan cũng được coi là loại răng sứ có độ bền cao, chịu lực tốt thời gian sử dụng trung bình với khung sườn đúc bằng kỹ thuật quay li tâm từ 10-15 năm.

Tuy tuổi thọ của răng sứ Titan không cao như các loại răng toàn sứ nhưng với một mức chi phí hợp lý từ 1.200.000 -2.500.000 đồng/răng cũng sẽ là một sự lựa chọn tối ưu cho những người có mức thu nhập trung bình. Ngoài ra, nếu được thực hiện với kỹ thuật tốt và có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách thì độ bền của răng sứ Titan còn lâu hơn nữa.

3. Răng sứ Titan sẽ thế nào nếu áp dụng công nghệ CT 5 chiều?

Răng sứ Titan thực hiện với công nghệ bọc sứ CT 5 chiều tân tiến của Pháp sẽ phát huy hết những ưu điểm cũng như khắc phục một cách tối đa những hạn chế vốn có. Công nghệ thẩm mỹ răng mới giúp lấy dấu răng một cách chính xác 100% ở cả 5 mặt để chế tạo răng sứ chuẩn xác từng gờ rãnh. Kỹ thuật mài linh hoạt giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, chỉ trong 1 ngày là bạn có thể hoàn tất mọi công đoạn bọc răng sứ.

Lưu ý khi răng hàm trẻ bắt đầu mọc

Vỹ Seo 23:17 Add Comment

Răng hàm sữa chỉ có 2 răng mỗi bên trên một hàm. Tức là chỉ có răng cối lớn thứ nhất và thứ hai ở mỗi bên hàm răng. Tổng cộng trẻ chỉ có 8 răng hàm trên toàn bộ hàm răng sữa. Những chiếc răng này mọc không tuần tự mà cách nhau bởi các răng ở nhóm răng trước. Thời điểm rụng cũng như vậy nên đôi khi các bà mẹ trẻ thường lúng túng trong việc theo dõi lịch mọc răng hàm ở trẻ.

Trẻ mọc răng hàm sữa thường gặp nhiều khó chịu nên cần được chăm sóc tốt

Xem thêm
http://bacsiranghammat.org/giai-phap-tam-biet-hien-tuong-rang-e-buot/

Chiếc răng hàm sữa thứ nhất mọc khi trẻ được khoảng 13 – 19 tháng (hàm trên) và 14 – 18 tháng tuổi (hàm dưới). Chiếc răng hàm sữa thứ hai mọc khi trẻ khoảng 25 – 33 tháng tuổi (hàm trên) và 23 – 31 tháng tuổi (hàm dưới).

Vấn đề “nan giải” nhất trong giai đoạn trẻ mọc răng hàm sữa là sự đau nhức khó chịu, thậm chí có thể gây sốt nhẹ cho bé. Cho nên, chúng ta cần có những kiến thức đầy đủ trong việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn này thật tốt.

Răng hàm là răng ăn nhai quan trọng thực hiện chức năng của khoang miệng. Cho nên cần bảo vệ chúng ngay từ đầu. Khi thay răng, trẻ có thể không còn phải trải qua những cơn sốt khó chịu nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề hơn.



– Vấn đề đầu tiên khi trẻ mọc răng hàm vĩnh viễn là ở răng hàm số 6. Chiếc răng này mọc rất sớm, khi trẻ mới 6 – 7 tuổi. Lúc này những chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế. Vì vậy, nhiều phụ huynh thường tưởng rằng đó là răng hàm sữa nên không quan tâm vì nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay thế.

Do đó, thường có 2 hướng có thể xảy ra với chiếc răng hàm 6 là nhanh chóng bị sâu răng mà không được điều trị và mọc bị chen chúc, lệch ra khỏi hàm mà không được nắn chỉnh sớm dẫn đến lệch răng vĩnh viễn.

Bởi vậy, ngay khi trẻ chuẩn bị bước sáng tuổi thứ 6, bạn nên để ý xem chiếc răng hàm số 6 này mọc như thế nào và giúp bé chăm sóc, giữ gìn nó thật tốt. Nếu bị lệch thì nên cho bé đi nha sỹ để nắn lại.

– Vấn đề thứ 2 là trình tự thay răng của trẻ: Tốt nhất bạn nên nắm được lịch thay răng của từng vị trí răng cụ thể để biết răng nào thay đúng, răng nào không được thay. Vì nếu răng sữa không rụng đúng lịch và răng sữa không mọc đúng thời điểm sẽ gây lệch lạc răng về sau.

– Vấn đề thứ 3 là sự bất thường trong thế răng và vị trí của răng. Răng hàm vốn có kích cỡ lớn nhưng lại mọc muộn hơn so với các răng khác nên thường bị thiếu khoảng trống trên cung hàm rất dễ dẫn đến xô lệch. Răng hàm xô lệch là nguyên nhân dẫn đến sâu răng cao về sau. 

Dẫu những chiếc răng này sẽ được thay thế nhưng bạn cần giúp trẻ chăm sóc tốt cho chúng. Bởi vì răng hàm sữa sẽ gắn bó với bé tới khoảng hơn 9 năm đầu đời. Giai đoạn nền tảng này nếu hệ răng của bé tốt thì dinh dưỡng cơ thể cũng đảm bảo tốt.