CÓ CẦN PHẢI CHÚ Ý ĐẾN ĂN UỐNG SAU KHI NIỀNG RĂNG KHÔNG?

21:37 Add Comment

Khi niềng răng cần phải giữ gìn và kiêng khem khá nhiều vấn đề. Mục đích là để cho tiến trình di chuyển của răng không bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Hơn nữa, khi niềng chỉnh, hàm răng tương đối nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng xấu nên việc kiêng cữ là cần thiết. Tuy nhiên sau khi đã niềng răng xong thì có cần phải duy trì chế độ này hay không? Bạn theo dõi chi tiết hơn ở những phân tích dưới đây nhé!

nieng-rang-gia-bao-nhieu-tien

Có cần phải chú ý ăn uống sau khi niềng răng không?


Nếu đã được tháo mắc cài có nghĩa là ca điều trị đã kết thúc. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là hàm răng đã có thể trở về trạng thái ban đầu. Khi niềng răng thường mất khoảng 1,5 – 2 năm điều trị. Cũng có nghĩa là hàm răng đã phải chịu áp lực trong từng đó thời gian, không chỉ là lực kéo mà còn là sức nặng của mắc cài. Khi mới tháo mắc cài răng dù đã đạt độ thẩm mỹ và đều đẹp với nhau, nhưng không có nghĩa là răng đã hoàn toàn ổn định.
dia-chi-nieng-rang

Các răng mới chỉ di chuyển tới vị trí mới, còn chưa ổn định chắc chắn trong xương. Vì thế, sự di lệch răng có thể xảy ra bất cứ khi nào chỉ cần có lực và các yếu tố tác động.

Cho nên, dù đã tháo mắc cài nhưng bạn vẫn nên duy trì chế độ kiêng khem trong ăn uống sau khi niềng răng như trong khi đang niềng. Tốt nhất nên duy trì trong khoảng vài tháng sau đó nếu như sau tháo mắc cài mà không phải đeo hàm duy trì. Trường hợp phải đeo hàm duy trì lâu sau khi niềng răng thì giữ gìn trong ăn uống càng lâu càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của răng trong xương hàm.



Chế độ ăn uống sau khi niềng răng vẫn nên chú ý đến các vấn đề sau:

– Ưu tiên thực phẩm mềm, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

– Tránh các món ăn dai cứng, dẻo, quá giòn, nhiều tinh bột và đường,…

– Không nên ăn quá nhiều bứa trong ngày, chú ý đặc biệt đến cách ăn sao cho không phải cử động hàm và răng co kéo quá nhiều.
– Khi ăn vẫn nên nhai nghiến nhẹ nhàng và không dùng lực quá mạnh.
XEM THÊM:

Bạn càng duy trì được chế độ giữ gìn trong ăn uống sau khi niềng răng càng lâu thì càng tốt cho hàm răng. Không nên sốt ruột hoặc quá vội vàng quay trở lại chế độ ăn uống thiếu kiểm soát như trước.


Cảnh báo 7 loại thực phẩm gây sâu răng

Vỹ Seo 22:49 Add Comment

Một số thực phẩm có thể làm xói mòn men răng, dẫn đến tăng sự nhạy cảm ở răng với các trạng thái nóng, lạnh, ngọt và chua, làm cho răng dễ bị tổn thương bởi các tác động nhẹ. Dưới đây là một số thực phẩm được coi là kẻ thù của răng nếu tiêu thụ với một lượng lớn.

1. Đồ ăn ngọt

Những thực phẩm có chứa đường là nguyên nhân số 1 gây sâu răng. Vi khuẩn S.mutans sử dụng đường trong thức ăn để chuyển hóa thành Glucan bám trên bề mặt răng tạo thành mảng bám, chính là nơi cư trú của rất nhiều loài vi khuẩn khác nhau. Vì vậy, càng ăn nhiều đường, bạn càng cung cấp nhiều nguyên liệu xây nên mảng bám trên răng. Đặc biệt, những loại kẹo cứng hoặc dai sẽ càng làm cho đường bám sâu vào bề mặt răng và mất nhiều thời gian để nước bọt hòa tan được chúng. Hơn nữa, kẹo cứng có thể khiến răng bạn bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn vào chúng. Do đó, sử dụng các thực phẩm có ít đường bám dính là một yêu cầu hàng đầu giúp răng không bị sâu. http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/dan-sao-dep-trai-hollywood-ngay-ay-bay-gio



2. Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Chúng ta có xu hướng ăn rất nhiều đồ ăn có chứa tinh bột mà không thấy được ảnh hưởng của chúng đối với răng mình. Một số món ăn chứa nhiều tinh bột như cơm, ngũ cốc, khoai tây chiên, bánh mì, mì gói, bánh pizza… dễ dàng kẹt giữa các kẽ răng, lâu ngày sẽ khiến răng dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn sâu răng. Tuy những thực phẩm này không có đường nhưng chúng lại dễ dàng chuyển hóa thành đường ngay lập tức do enzyme có trong nước bọt của chúng ta. http://hantramrangthammy.weebly.com/phau-thuat-ham-ho/neu-sao-viet-khong-nen-cuoi-chi-co-1-ly-do

3. Thực phẩm có tính axit

Các loại thực phẩm có tính axit như chanh, cà chua, bưởi, cam…. rất có hại cho răng bởi vì nó sẽ làm cho lớp men răng bị ăn mòn đi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên đánh răng và súc miệng thật kỹ để giảm lượng axit tồn đọng lại trong miệng sau khi ăn những thực phẩm này,

4. Các loại nước uống đóng chai có đường

Các loại đồ uống có chứa đường như đồ uống có ga, nước tăng lực rất có hại cho răng nếu sử dụng thường xuyên. Đây đều là những phổ biến của trẻ em và thanh thiếu niên, nó chứa nhiều axit phosphoric và axit citric làm mòn men răng. Cần hạn chế uống nước giải khát chứa đường, nước uống không đường tốt hơn cho răng của bạn vì nó làm giảm nguy cơ bị sâu răng.

5. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng đường rất cao (như đậu phộng, bơ, bắp rang bơ…). Cần cân bằng các loại sản phẩm này với các thực phẩm tươi và bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, xúc miệng bằng nước chứa flo giúp răng loại bỏ được lớp đường còn đọng lại trên răng. http://caygheprangimplant.weebly.com/dich-vu-nha-khoa/thuc-hu-chuyen-sao-viet-choi-bo-viec-da-qua-tham-my

6. Trái cây sấy khô

Trái cây chứa một lượng đường nhất định và khi sấy khô thì lượng đường vẫn sẽ không thay đổi. Chính vì vây, thói quen ăn trái cây khô như nho khô, mít khô, chuối khô rất có hại cho răng. Hoa quả khô chứa nhiều đường không thể hòa tan, có thể liên kết bám chặt quanh răng, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển.

6 bí quyết bảo vệ răng chắc khỏe

23:09 1 Comment

Sự thờ ơ đối với răng miệng đã dẫn đến hậu quả Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới. Vậy để sở hữu một hàm răng chắc khỏe có khó không? hãy cùng đọc 6 bí quyết bảo vệ răng chắc khỏe dưới đây các bạn nhé.


Giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày



Vệ sinh răng miệng cẩn thận hằng ngày sẽ giúp giảm 75 – 80% các bệnh liên quan đến răng miệng. Hãy đánh răng ngày ít nhất 2 lần khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Sau khi ăn nên súc miệng bằng nước ấm và nhai kẹo cao su không đường để loại bỏ các mảng bám của thức ăn dính trên răng. Nên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm.

Bổ sung các loại thực phẩm giúp răng trắng khỏe


Răng chắc khỏe trắng sáng hay không phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn. Bạn hãy bổ sung thật nhiều sung các loại bánh mì, sữa, thịt, rau quả và trái cây vào thực đơn hàng ngày của bạn giúp làm sạch răng và tăng cường sức khỏe cho lợi. Hãy ăn thật nhiều rau quả giàu vitamin C giúp duy trì nướu răng khỏe mạnh. Sữa chua cũng là một nguồn giàu canxi giúp duy trì xương và răng chắc khỏe. Cách dễ dàng nhất để bảo vệ hàm răng của chúng ta là uống thật nhiều nước. Uống nước chè xanh hằng ngày vì có chứa những chất giúp làm trắng răng và chống đau, viêm răng. Ăn mía, táo, dâu tây cũng là cách làm sạch răng.


Điều chỉnh nhiệt độ thức ăn


Nóng hay quá lạnh đều có hại cho men răng, bạn không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh một lúc. Nhiều bạn có thói quen ăn cơm nóng sốt lại đi kèm với một cốc cocacola lạnh. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như vậy sẽ khiến men răng bạn bị nứt, bào mòn và lộ ngà. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng răng ê buốt gây bất tiện khi ăn.

XEM THÊM

Chú ý việc chăm sóc lợi


Lợi giúp bảo vệ, chống lại vi khuẩn, các độc tố tấn công răng. Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do thay đổi nội tiết, hormon (như dậy thì, mãn kinh, mang thai), răng khôn mọc lệch, vệ sinh răng miệng kém. Lợi bị viêm khiến miệng có mùi hôi, chân răng tự nhiên chảy máu. Viêm lợi không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm quanh răng.

Khám răng định kỳ


Thường xuyên đi khám răng để kịp thời phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn và có các biện pháp giải quyết kịp thời. Để đến khi bênh nặng bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc đấy.
boc-rang-su-co-dau-khong-5

Cái răng cái tóc là góc con người, với 6 bí quyết bảo vệ răng chắc khỏe phía trên, chúc các bạn sẽ có một hàm răng chắc khỏe, trắng bóng.


RĂNG SỨ BỊ MẺ, VỠ CÓ PHỤC HÌNH LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

06:35 Add Comment

Là phụ nữ ai cũng mong muốn có một nụ cười xinh tươi với hàm răng đều đẹp và trắng sáng. Để khắc phục những nhược điểm của răng, nhiều người đã bọc răng sứ. Tuy nhiên, do những tai nạn hay va chạm mạnh, răng sứ của bạn có thể bị mẻ hoặc vỡ gây mất thẩm mỹ. Vậy khi răng sứ bị mẻ, vỡ phải làm sao ? Cùng chúng tôi tìm cách khắc phục nhé!


Răng sứ thẩm mỹ được chỉ định cho những trường hợp răng bị tổn thương bể quá nhiều thì không thể trám lại được nữa hoặc răng chữa tủy rất giòn và dễ bể thì bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng, tăng cường sức nhai và độ chắc khỏe cho răng. Răng sứ được chế tạo từ chất liệu cao cấp giúp phục hồi, tái tạo lại răng bằng cách khôi phục hình dáng, kích thước và màu sắc của răng.


Tuy nhiên, phương pháp bọc răng sứ cũng không tránh khỏi việc gãy, mẻ, vỡ…Khi gặp tình huống như vậy, bạn có thể xử lý theo những cách sau:
  • Răng sứ bị vỡ, mẻ khi còn chưa gắn lên miệng:
  • Khi răng sứ đang còn chỉnh sữa chưa gắn lên miệng bệnh nhân thì có thể làm lại răng mới
  • Răng sứ bị vỡ, mẻ khi đã gắn lên miệng:


Răng sứ bị mẻ, vỡ muốn phục hình lại thì phải cắt bỏ chiếc răng sứ và làm lại răng mới.

XEM THÊM:
Trong những trường hợp răng sứ bị mẻ, vỡ thì bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa để BS kiểm tra xem nguyên nhân do đâu mà răng sứ bị mẻ để khắc phục kịp thời. Hơn nữa, khi thực hiện bọc răng sứ bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ BS có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm để thực hiện nhằm tránh hiện tượng mẻ, vỡ răng sứ.
Bọc răng sứ sử dụng được bao lâu?

Ở những cơ sở nha khoa uy tín, quy trình bọc răng sứ được thực hiện khá chặt chẽ từ khâu thăm khám đến khâu thực hành bọc răng sứ. Đầu tiên, các Bác Sĩ sẽ thăm khám để biết về tình trạng răng của bạn.

Sau khi xem xét tình trạng răng của bạn, mức độ hư hỏng, Bác Sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại răng sứ có thể sử dụng có thể sử dụng để bạn quyết định. Tùy vào vị trí răng cần bọc răng sứ và tình hình tài chính mà bạn có thể lựa chọn một trong hai loại răng sứ như răng sứ Titan hoặc răng Cerco. Mỗi loại răng sứ sẽ có ưu, khuyết điểm khác nhau.
Trình độ tay của bác sĩ cũng như phương pháp phục hình là yếu tố quan trọng tác động đến tuổi thọ răng sứ

Trên đây là những thông tin của chúng tôi về Răng sứ bị mẻ, vỡ phải làm sao ? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này, bạn nên đến cơ sơ nha khoa uy tín để được tư vấn thêm.

Dính khớp thái dương hàm là triệu chứng gì?

Vỹ Seo 00:22 Add Comment
Dính khớp thái dương hàm là triệu chứng gì?

Dính khớp thái dương hàm là tình trạng hạn chế hoặc mất vận động của khớp do sự xơ hóa, vôi hóa các thành phần của khớp như lồi cầu, ổ chảo, hõm khớp, dây chằng ngoài bao khớp.

NGUYÊN NHÂN
– Chấn thương
+  Tai nạn giao thông.
+  Tai nạn lao động.
+  Tai nạn sinh hoạt…
Rối loạn sự phát triển của lồi cầu, lồi cầu quá phát hay giảm phát.
Viêm khớp thái dương hàm.
Viêm tuyến mang tai, biến chứng của viêm tai giữa… https://phauthuathamhomom.com/u-lanh-tinh-vung-ham-co-nen-cat-bo-khong/

CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
Toàn thân thể trạng gầy yếu do hạn chế há miệng ăn nhai kém
Ăn uống khó.
Mặt ở tư thế thẳng mặt bất cân xứng cằm lệch về một bên, giảm phát tầng dưới mặt
Mặt ở tư thế nghiêng cằm tụt ra sau (dấu hiệu cằm mỏ chim).
Hạn chế há miệng. Tùy mức độ dính có thể hạn mức độ há miệng từ 1 tới 2 cm hay khít hàm hoàn toàn.
Sờ khớp thái dương hàm thấy lồi cầu hạn chế vận động hoặc thành khối dính với cung tiếp không vận động
Khớp cắn sâu.

Cận lâm sàng
X quang: Panorama, mặt thẳng, CT scanner, Conebeam CT. Có hình ảnh tổn thương khớp ở bốn mức độ:
Dính khớp thái dương hàm là triệu chứng gì?
Dính khớp thái dương hàm là triệu chứng gì?

Độ 1
+  Lồi cầu có thể biến dạng.
+  Còn hình ảnh khe khớp.

Độ 2
+  Có hình ảnh dính một phần của khớp.
+ Còn hình ảnh khe khớp nhưng hẹp hơn độ I.
Độ 3: Có hình ảnh cầu xương giữa lồi cầu và hõm khớp
Độ 4: Có hình ảnh xương dính liền một khối với nền sọ.

Chẩn đoán phân biệt
Dính khớp thái dương hàm luôn có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần chẩn đoán phân biệt. https://phauthuathamhomom.com/nieng-rang-khop-can-sau/

ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
Phục hồi được sự vận động của khớp
Phục hồi được chức năng ăn
Điều trị cụ thể
Điều trị bảo tồn
Các trường hợp dính khớp ở mức độ 1: Hướng dẫn bệnh nhân tập há miệng bằng dụng cụ banh miệng, tập vận động xương hàm dưới.

Điều trị bằng phẫu thuật
Tùy từng trường hợp, có thể áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây:

Tạo hình khớp có ghép sụn sườn tự thân.
Rạch
Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp
Cố định hai hàm.
Lấy xương sụn sườn
Ghép xương sụn
Đặt dẫn lưu kín có áp lực, khâu đóng theo lớp
Điều trị kháng sinh toàn thân.
Tạo hình khe khớp và sử dụng vật liệu thay thế.
Rạch
Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp
Cố định hai hàm.
Đặt vật lồi cầu sao cho chỏm khớp nằm đúng vị trí, dùng vít cố định lồi cầu vào phần cành cao xương hàm dưới đã được chuẩn bị. https://phauthuathamhomom.com/
Điều trị kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau, dinh dưỡng

TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Tiên lượng
Nếu thực hiện đúng quy trình thì có khả năng phục hồi được sự vận động của khớp và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.
Biến chứng
Dính lại khớp
Sai khớp cắn

PHÒNG BỆNH
Dự phòng ngăn ngừa các chấn thương.
Phát hiện và điều trị sớm tổn thương lồi cầu sau chấn thương.